Thời hạn sử dụng chung cư là chủ đề nóng đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Ở TP.HCM để sở hữu một căn nhà phố rất đắt đỏ, nên nhiều gia đình trẻ lựa chọn ở chung cư để tiết kiệm chi phí và đảm bảo an ninh, tiện ích hơn. Tuy vậy, nhiều gia đình đang rất bỡ ngỡ vì khi xem thông tin trên mạng là nhà ở chung cư chỉ sỡ hữu được 50 năm, thật hư như thế nào, mời bạn đọc tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn vấn đề trên.
Thời hạn sử dụng chung cư theo quy định hiện hành
Đa số người mua căn hộ chung cư đều nghĩ rằng, sở hữu nhà chung cư vĩnh viễn, và khi về già sẽ để lại cho con cháu sinh sống. Tuy nhiên, nhà chung cư chỉ có thời hạn sử dụng một thời gian nhất định. Khái niệm sở hữu vĩnh viễn chỉ là phần khu đất xây dựng chung cư mà thôi.
Quy định trong Luật Nhà ở hiện hành thì không có thời gian cụ thể sở hữu nhà ở chung cư trong bao lâu, tuy nhiên theo Dự thảo Luật Nhà ở được Bộ Xây dựng đề xuất “Đối với trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng nhà ở chung cư để mua bán, cho thuê, thì thời gian sỡ hữu là 70 năm”. Việc quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư được quy định rõ trong bộ Luật Nhà ở năm 2014, nhưng nhiều người mua nhà không quan tâm nhiều đến điều này.
Khi chung cư “hết date” xử lý như thế nào ?
Thường thì nhà ở chung cư chỉ sử dụng được khoảng một thế hệ đời người. Sau nhiều năm tháng chung cư sẽ xuống cấp hay còn gọi là “hết date”, nhiều người lo lắng không biết sẽ đi đâu về đâu khi chung cư bị xuống cấp. Vậy chủ đầu tư sẽ xử lý như thế nào cho thấu tình đạt lý ?
Khi nhà ở chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:
- Trường hợp nhà ở chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định.
- Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Chủ đầu tư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác.
Khi nhà ở chung cư hết thời hạn sử dụng, chủ đầu tư sẽ phải đập đi, cải tạo và xây mới hoặc bàn giao lại cho cơ quan chức năng. Nhưng câu chuyện xây mới nhà ở chung cư là một bài toán rất khó đối với các chủ đầu tư. Trước kia, Bộ Xây dựng và các chuyên gia đã tính đến vấn đề này và đưa ra đề xuất là phải chuyển thời hạn sử dụng đất để xây dựng chung cư từ vô thời hạn thành có thời hạn cụ thể. Thời hạn này bằng thời hạn sử dụng nhà ở chung cư, chủ đầu tư khi bán cho người dân cũng phải nêu rõ thời hạn đó trong hợp đồng. Hết thời hạn thì người dân phải chuyển đi nơi khác để ở.
Thực hiện được điều này thì bài toán cải tạo chung cư sẽ được giải quyết đơn giản. Đối với trường hợp này thì giá chung cư sẽ rẽ hơn, vì thay vì chủ đầu tư phải mua luôn phần đất xây dựng với chi phí cao, thì bây giờ chỉ là thuê dài hạn. Giống như ở nước ngoài, đa phần nhà ở chung cư đều chỉ là thuê, nếu muốn sở hữu vĩnh viễn thì phải mua nhà đất. Hình thức này được gọi là “nhà ở xã hội”.
Khi nhà ở chung cư hết hạn, nếu người dân có tiền có thể xây dựng theo ý mình và theo quy hoạch. Còn nếu người dân không có tiền thì giải pháp kêu gọi nhà đầu tư mới đứng ra làm là phương án khả thi nhất. Ví dụ như chung cư có 3000m2, trước kia có 300 căn hộ, nhưng giờ chủ đầu tư phải xây dựng 500 căn hộ để có lợi nhuận. Có nghĩa là các hộ dân cũ phải chia sẽ lợi ích với nhà đầu tư, đôi bên cùng có lợi. Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư dự án phải lo chỗ ở tạm thời hoặc thanh toán tiền để người được tái định cư tự lo chỗ ở trong thời gian cải tạo, xây dựng lại; trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạm thời của chủ sở hữu trong thời gian cải tạo, xây dựng lại.
Chia sẻ:
Đăng ký tư vấn
Thông tin quý khách hoàn toàn được bảo mật.