Diện tích tối thiểu và quy định tách thửa đất tại tỉnh Bình Dương năm 2019

Tỉnh Bình Dương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh bậc nhất Việt Nam. Với nhiều lợi thế: cơ sở hạ tầng – giao thông đồng bộ, lọt vào top vùng có chiến lược phát triển thông minh “Smart 21” và dân số vàng. Trong năm 2019, tỉnh Bình Dương hứa hẹn sẽ tiếp tục thăng hoa, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Vì thế, các thông tin về diện tích tách thửa tối thiểu và quy định tách thửa đất của tỉnh Bình Dương đang được rất nhiều người dân quan tâm. Hãy cùng đất nền căn hộ TPHCM tìm hiểu nhé !

 

Diện tích tối thiểu và quy định tách thửa đất tại tỉnh Bình Dương

 

Diện tích tách thửa tối thiểu đối với các loại đất tại tỉnh Bình Dương

1. Đối với đất nông nghiệp:

Đơn vị hành chính

Diện tích (m2)

Tại các phường

300

Tại các thị trấn

500

Tại các xã

1.000

 

2. Đối với đất phi nông nghiệp

a) Đối với đất ở:

Đơn vị hành chính

Diện tích (m2)

Tại các phường

60

Tại các thị trấn

80

Tại các xã

100

b) Đối với đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở):

Việc tách thửa đất phi nông nghiệp được căn cứ cụ thể vào dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

 

Quy định tách thửa đất đối với tỉnh Bình Dương

1. Diện tích thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu của từng loại đất tương ứng, sau khi đã trừ phần diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ các công trình theo quy định của pháp luật.

2. Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách phải tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý, đảm bảo có bề rộng và chiu sâu ti thiu 4m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có lộ giới <20m; đảm bảo có bề rộng và chiều sâu tối thiểu 05m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có lộ giới ≥20m. Trừ trường hợp tách thửa đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất vẫn là đất nông nghiệp thì không yêu cầu tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý.

3. Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất ở, đất phi nông nghiệp hoặc tách thửa đất ở còn phải đảm bảo tại vị trí tách thửa đã đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, các tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin viễn thông, cấp thoát nước) phù hợp với quy hoạch xây dựng, đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.

4. Trường hợp người sử dụng đất yêu cầu tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất quy định tại Điều 3 Quyết định này và hp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hp thửa.

5. Trường hợp thửa đất tiếp giáp đường theo quy hoạch phân khu thì người sử dụng đất được phép tách thửa sau khi đã đầu tư đường giao thông và hạ tầng kỹ thut theo đúng quy hoạch phân khu đã được duyệt, đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.

6. Trường hợp đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, phân lô theo quy hoạch chi tiết được duyệt thì thửa đất được xác định theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

 

Điều kiện tách thửa đất đối với tỉnh Bình Dương

1. Điều kiện để thực hiện việc tách thửa

a) Căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân khu chức năng và khả năng kết nối hạ tầng.

b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

c) Việc chia tách thửa đất để hình thành thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013.

2. Trình tự, thủ tục tách thửa đất

Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 14/4/2015 quy định về một số vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

 

Các trường hợp không được tách thửa đất tại tỉnh Bình Dương

1. Diện tích đất xin tách thửa khi đã có Thông báo thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Thửa đất có tài sản gắn liền với đất đang bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, phong tỏa, kê biên để đảm bảo thi hành án.

3. Thửa đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao hoặc cho người sử dụng đất thuê để thực hiện dự án nhưng người sử dụng đất không thực hiện đầu tư dự án.

4. Thửa đất đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

 

Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về diện tích và quy định tách thửa của tỉnh Bình Dương. Nếu có thắc mắc, quý vị có thể để lại câu hỏi ở bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất hoặc tham khảo các dự án đất nền Bình Dương mới nhất. Trân trọng./

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng ký tư vấn

Thông tin quý khách hoàn toàn được bảo mật.

Form đăng ký tư vấn

Please enter your name.
Please enter a valid email address.
Please enter a valid phone number.
Please type your message.

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

CÁC DỰ ÁN CĂN HỘ MỚI